TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện IBLA: Nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp

TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện IBLA: Nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp

TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện IBLA: Nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp

( Pháp lý). Ngày 17.11 vừa qua, tại TPHCM, Hội Luật gia Việt Nam và Viện Khoa học Pháp lý và kinh doanh Quốc tế ( Viện IBLA)

( Pháp lý). Ngày 17.11 vừa qua, tại TPHCM, Hội Luật gia Việt Nam và Viện Khoa học Pháp lý và kinh doanh Quốc tế ( Viện IBLA) đã phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của Giới Luật gia VN, Trọng tài viên và các Doanh nghiệp.

Nhân sự kiện này, Phóng viên TCPL đã có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Sơn – Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh Quốc tế.

 

TS. Nguyễn Thị Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh Quốc tế  phát biểu tại Hội thảo.

 

Tham dự và đồng chủ trì Hội thảo, TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh Quốc tế góp nhiều ý kiến tâm huyết với Ban soạn thảo dự luật. Theo Bà Sơn: “Nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp”. Bà Sơn cũng lưu ý: “Luật Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp thương mại của các bên thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện, nên không cần phải có yếu tố ghi trong Luật TTTM về : quy định về phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án”.
 

Phóng viên: Thưa Bà, bà có thể đánh giá khái quát một số thành tựu mà Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã đem lại sau 13 năm thực thi ?

 

TS. Nguyễn Thị Sơn: Luật Trọng tài Thương mại ( TTTM) đã thực sự phổ biến và đi vào cuộc sống của thị trường, đồng hành cùng các Doanh nghiệp. Trong các hợp đồng kinh tế, mua bán thương mại hiện nay, các bên doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng thường đã chọn giải pháp Trọng tài thương mại ghi trong hợp đồng để giải quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên.

 

Phóng viên: Trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng kinh tế thế giới, cộng đồng doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam và thế giới. Trong bối cảnh mới này, Trọng tài thương mại ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bà có thể cho biết Luật TTTM hiện nay của Việt Nam có những bất cập, hạn chế gì cần phải quan tâm sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu mới của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp?

 

TS. Nguyễn Thị Sơn: Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ xảy ra và phát sinh ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên thế giới, khắp năm châu và cả bốn biển, điều này có nghĩa rằng buôn bán thương mại hàng hóa không chỉ là trên mặt đất, mà hàng hóa, dịch vụ có cả ở trên mặt biển, thậm chí khai thác ở trong lòng biển. Người mua bán hàng ngày ở khắp nơi, nên việc xảy ra tranh chấp ngoài ý muốn là có thể xảy ra bất cứ lúc nào, rồi ảnh hưởng thời tiết thiên tai dịch bệnh, ảnh hưởng mùa màng…. Các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ làm ăn với doanh nghiệp châu Á, họ bắt đầu hiểu tập quán, văn hóa của người châu Á, nếu xảy ra tranh chấp mà đưa nhau ra tòa kiện cáo thì mất rất nhiều thời gian, hết cơ hội hợp tác kinh doanh sau đó. Vì thế các bên thường tự hòa giải hay nhờ luật sư hai bên thương lượng hòa giải, căng thẳng lắm họ đưa ra giải quyết bằng phương pháp trọng tài thương mại. Đã là người kinh doanh, họ không thích kiện nhau ra tòa án…

 

Một vấn đề đặt ra là tại sao Doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài thường đưa vào hợp đồng điều khoản giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm Trọng tài Singapore hoặc ở một quốc gia nào khác mà không muốn giải quyết bởi Trọng tài thương mại Việt Nam?. Thế thì tất nhiên phải rà soát lại luật TTTM của VN yếu ở chỗ nào.???

 

Toàn cảnh Hội thảo góp ý Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài thương mại do Hội Luật gia VN và Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh Quốc tế tổ chức ngày 17.11 tại TPHCM
 

 

Phóng viên: Trung ương Hội Luật gia Việt Nam được Quốc hội và Chính phủ giao chủ trì xây dựng Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật TTTM. Được biết Hồ sơ có nêu 4 nhóm chính sách lớn đặt ra trong sửa đổi Luật Trọng tài thương mại lần này: Quy định rõ và mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại; Mở rộng thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài (HĐTT) trong thủ tục tố tụng trọng tài; Hoàn thiện thủ tục tố tụng TTTM; Điều chỉnh quy định về phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Trong số các nhóm chính sách dự kiến sửa đổi, Bà quan tâm nhóm chính sách nào nhất? Vì sao?

 

TS. Nguyễn Thị Sơn: Vâng. Tôi thấy các bên tranh chấp họ hay than phiền và họ rất quan tâm về vấn đề: Điều chỉnh quy định về phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án.

 

Vì sao ư ? Họ cho rằng Tòa án Việt Nam trong thực tế có nhiều quyền hơn thậm chí lấn lướt cơ quan Trọng tài thương mại.

 

Tôi có một ví dụ xảy ra hơn 30 năm về trước. Thời điểm 1988, Công ty Legamex cần xây dựng một nhà kho lớn chứa nguyên liệu là vải sợi nhập khẩu từ Nga. Thời điểm đó sắt thép khan hiếm, công ty được giới thiệu mua lại một khung kèo thép lợp tôn được tháo dỡ từ một nhà kho cũ của quân đội ở một tỉnh miền Trung. Hợp đồng đã ký, khung kèo được tháo dỡ chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng khi nghiệm thu chất lượng của khung kèo thép, bên thi công Công trình xây dựng của công ty không chịu nhận, chê chất lượng khung kèo thưa không đảm bảo an toàn cho công trình.

 

Bên bán khung kèo dùng dằng không chuyển hàng về, cố gắng thuyết phục bên mua nhận hàng nhưng không được, bèn nhờ Trung tâm Trọng tài kinh tế Nhà nước TPHCM giải quyết tranh chấp giữa hai bên...

 

Là người trực tiếp giải quyết công việc (Bên A), tôi thấy cũng khó xử vì người bán (Bên B) nói giao đúng hàng hóa theo quy cách đã ghi trong hợp đồng, bên thi công công trình (bên thứ ba) không nhận vì không đúng với yêu cầu chất lượng của bên xây dựng. Khi làm việc với ông Hai On, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Nhà nước TPHCM, ông cũng khuyên hai bên cố gắng tìm giải pháp vì “khung kèo thép lợp tôn” đã được tháo dỡ và vận chuyển từ Miền Trung vào, nếu bây giờ bên A không nhận, phải chở về thì quá tốn kém, và rất khó khăn đối với bên B là một xí nghiệp đời sống của Tỉnh. Tôi cân nhắc giữa tình và lý nên quyết định, yêu cầu bên thi công tiếp nhận khung kèo và gia cố đảm bảo thi công an toàn cho công trình nhà kho nguyên liệu của công ty. Bên B nhận được tiền thanh toán và rút đơn kiện. Xem như Trung tâm Trọng tài hòa giải thành mà không cần ban hành Phán quyết trọng tài.

 

Qua ví dụ này để thấy, kết quả giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại, chủ yếu là do ý chí và thiện chí của hai bên liên quan có giao kết hợp đồng hoặc phát sinh ngoài hợp đồng.

 

Trước khi có Luật Trọng tài Thương mại, Việt Nam đã có Hệ thống Trọng tài Kinh tế Nhà nước. Khi ban hành Luật Trọng tài Thương mại là đã nghiên cứu tới các Hiệp ước quốc tế về Trọng tài Thương mại, tương tích với Luật mẫu UNCITRAL, nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp (từ ngữ Thương mại ở đây bao gồm cả mua bán, đầu tư, khai thác nguồn lực, vận chuyển…v.v…)

 

Luật Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp thương mại của các bên thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện (không có yếu tố cưỡng chế hay áp đặt của Nhà nước), tương thích với các nguyên tắc của UNCITRAL nên Phán quyết của Trọng tài Thương mại là Chung thẩm và có hiệu lực ngay. Vì thế theo tôi không cần phải có yếu tố ghi trong Luật Trong tài Thương mại về: quy định về phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án.
 

Luật Trọng tài Thương mại giải quyết tranh chấp thương mại của các bên thỏa thuận trên tinh thần tự nguyện (không có yếu tố cưỡng chế hay áp đặt của Nhà nước), tương thích với các nguyên tắc của UNCITRAL nên Phán quyết của Trọng tài Thương mại là Chung thẩm và có hiệu lực ngay. Vì thế theo bà Sơn, không cần phải có yếu tố ghi trong Luật Trong tài Thương mại về: quy định về phán quyết trọng tài, hủy phán quyết trọng tài, xem xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án”,

 

Phóng viên: Từ thực tiễn nhiều năm nghiên cứu những vấn đề pháp lý kinh doanh ở Việt Nam và quốc tế, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng DN, Bà có thể cho biết, việc sửa đổi nhóm chính sách nào được cộng đồng DN quan tâm và mong mỏi nhất?

 

 TS. Nguyễn Thị Sơn: Như tôi đã trình bày rất rõ ở câu 2, không chỉ là doanh nghiệp mong muốn mà thực tế phát sinh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi nền kinh tế phải năng động hơn. Không doanh nghiệp nào muốn xảy ra tranh chấp, không doanh nhân nào muốn đưa nhau ra tòa. Nhưng thị trường ngày càng mở rộng, dân số toàn cầu tăng, nhu cầu người mua cũng tăng cao. Doanh nghiệp phát triển mở rộng, không chỉ là số lượng doanh nghiệp mà còn là quy mô hoạt động của doanh nghiệp, sự cạnh tranh ngày càng lớn, những rủi ro trong đầu tư, trong mua bán cung ứng vật tư… chắc chắn có những rủi ro ngoài ý muốn cần giải quyết. Nhất là quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa…Do đó, cộng đồng Doanh nghiệp mong muốn sớm hoàn thiện thể chế, pháp luật về Trọng tài thương mại, đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.


Ảnh minh họa

 

Phóng viên: Liên quan đến phạm vi giải quyết tranh chấp của TTTM hiện nay đang có nhiều ý kiến đề xuất nên giao toàn bộ các vụ án tranh chấp thương mại cho Trung tâm trọng tài thương mại phụ trách giải quyết nhằm giảm tải cho Tòa án. Bà có thể cho biết các quốc gia trên thế giới quy định phạm vi giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại thế nào? Theo Bà, Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm gì trong việc hoàn thiện nhóm chính sách này từ các quốc gia đó?

 

TS. Nguyễn Thị Sơn: Việt Nam đã tham gia vào các Hiệp định tự do thương mại của thế giới (WTO) và khu vực Đông Nam Á (AEC), Tham gia hiệp định tự do thương mại với Liên minh Chậu Âu. Về giải quyết tranh chấp thương mại, Việt Nam cũng tham gia và hợp tác với nhiều tổ chức trọng tài như International Chamber of Commerce (ICC), American Arbitration Association (AAA), London Court of International Arbitration (LCIA) Stockholm Chamber of Commerce (SCC). Việt Nam cũng tham gia Luật mẫu của Trọng tài Thương mại UNCITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law)

 

Tôi cho rằng Luật trọng tài Thương Mại Việt Nam cũng đã tuân thủ theo các quy định của The UNCITRAL Arbitration rules…

 

Phóng viên: Bà có kỳ vọng gì trong việc sửa đổi Luật TTTM lần này?

 

TS. Nguyễn Thị Sơn: Tôi thấy giới Luật gia, luật sư, Trọng tài viên và các doanh nghiệp rất quan tâm đến dự thảo sửa đổi do Hội Luật gia Việt Nam chuẩn bị, các thành viên tham gia hội thảo góp ý cho dự thảo này rất sôi nổi, tranh luận có trách nhiệm. Tôi nghĩ việc sửa đổi Luật Trọng tài Thương mại cho hợp với sự phát triển kinh tế đất nước là rất cần thiết, rất đáng quan tâm.

 

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn TCPL !

 

 Trần Hơn – Trần Dương ( thực hiện)

Bạn đang đọc bài viết "TS. Nguyễn Thị Sơn - Viện trưởng Viện IBLA: Nên chọn tên Luật Trọng tài Thương mại là phù hợp" tại chuyên mục Diễn đàn - Luật gia. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (0915.999.467) hoặc gửi email về địa chỉ (toasoan@phaply.vn).